"Những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ I là một quyển Âm Lịch, đầy đủ với ngày, tháng, năm, và chu kỳ. Làm sao biết chính xác năm nào nhuận vào tháng nào? Có lẽ người xưa đã dùng lối chiêm nghiệm về khí tiết trong nhiều năm, nhiều chu kỳ, thấy có diễn biến trở lại như cũ mà bồi bổ dần cho sự hiểu biết chăng? Hoặc còn một dụng cụ để ghi nhớ nào khác, trên một mặt trống khác, hay một vật nào khác mà ngày nay chưa tìm ra?" (Việt Nam Văn Minh Sử - Lê Văn Siêu, 2006)
Trong buổi thuyết trình ngày 14 tháng 10 năm 2007 tại Viện Việt Học, ngoài những chi tiết về "Chữ Việt cổ trong lòng Thăng Long," Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng còn giới thiệu tờ tạp chí National Geographic, tháng 3 năm 1971. Ở trang 337, có một tấm hình của một chiếc trống đồng. Trống này, hiện được trưng bày tại Viện Bảo tàng Guimet nước Pháp, trước đây được đặt tên là trống Moulié và bây giờ là trống Sông Đà vì Phó Sứ Moulié đã lấy trống này từ một gia đình người Mường, vùng Sông Đà, tỉnh Hòa Bình.
Trống Sông Đà được chia thành bốn phần: Mặt trống có một ngôi sao ở giữa với hai vòng hình vẽ bao bọc chung quanh. Vai trống có sáu con thuyền. Mỗi con thuyền có năm người trang phục. Thân trống có tám người trang phục. Bảy người quay mặt qua bên trái và một người quay mặt qua bên phải. Đế trống không có trang trí.
Ngôi sao mười bốn cánh ở giữa mặt trống Sông Đà giúp chúng ta đếm các ngày trong một tháng, theo hình dạng của mặt trăng. Ngày mồng một tới ngày mồng bảy và ngày mười rằm tới ngày ba mươi xuất hiện rất đều đặn. Ngày mồng tám tới ngày mười bốn thay đổi hàng tháng. Làm sao biết tháng nào ở vào thời điểm nào? Nếu chúng ta theo dõi các trăng tròn (ở điểm cao nhất) trong một năm, chúng ta sẽ thấy có một trăng tròn nghiêng rất xa về phía bắc và một trăng tròn nghiêng rất xa về phía nam. Nếu chúng ta chọn trăng tròn nghiêng rất xa về phía bắc là tháng mười hai, thì trăng tròn của tháng giêng sẽ bắt đầu nghiêng về phía nam. Nếu chúng ta chọn trăng tròn nghiêng rất xa về phía nam là tháng sáu, thì trăng tròn của tháng bảy sẽ bắt đầu nghiêng về phía bắc. Nếu chúng ta đếm hết tháng này sang tháng khác, chúng ta sẽ thấy cứ cách một vài năm mười hai tháng thì lại có một năm mười ba tháng. "Làm sao biết chính xác năm nào nhuận vào tháng nào?"
Vòng hình vẽ thứ nhất trên mặt trống Sông Đà có hai khuôn nhỏ với bảy người trang phục ở mỗi bên. Khuôn thứ nhất có ba hàng chữ. Những chữ này rất giống chữ Thái Đen ngày nay. Theo tài liệu của cuốn tự điển Tai Dam-English, "ꫜꪹꪡꪤꪱꪫꪎꪱꪅꪱꪫꪹ ꪷꪒꪉꪛꪱ" có thể chuyển qua chữ Latin "1 mưa chao sa khao đơng ba." Những chữ này tuy không có ý nghĩa gì trong tiếng Thái Đen hoặc tiếng Mường, nhưng nếu biến âm qua "1 mưa khao sa khả đông bắc" thì có nghĩa là "1 mưa sao sa phía đông bắc" trong tiếng Mường. Mưa sao sa hay mưa sao băng là những tia sáng bay ngang bầu trời giống như những ngôi sao từ trời sa xuống. Sau bao nhiêu năm chiêm nghiệm, người xưa đã phát hiện ra rằng, hầu như tháng nào cũng có mưa sao sa, nhưng chỉ có một mưa sao sa phía đông bắc mà xuất hiện rất đều đặn, rất lớn, và rất sáng, đó là mưa sao sa tháng bảy. Mưa sao sa này đã được dùng để điều chỉnh các tháng trong một năm. Nếu chúng ta đếm hết tháng bảy mà vẫn chưa thấy mưa sao sa, thì chúng ta phải thêm một tháng bảy nhuận, để cho ngày tháng và thời tiết phù hợp với nhau hơn.
Vòng hình vẽ thứ hai trên mặt trống Sông Đà có mười sáu con chim thẳng cánh bay và hai con chim từ từ đáp xuống, hầu như muốn ám chỉ một chu kỳ sắp hết. Chim này là chim gì? Có phải chăng đây là những con chim Lạc đã dẫn dắt ông bà chúng ta từ bờ biển Giang Nam đến miền Bắc Việt Nam hay là những "con cò bay lả bay la bay qua ruộng lúa bay về đồng xanh." Nhưng tại sao chỉ có 18 con. Nếu chúng ta hướng về phía đông bắc vào lúc mưa sao sa tháng bảy, chúng ta sẽ thấy 22 ngôi sao di chuyển từ phía đông qua phía tây. Nếu chúng ta lắp ráp 22 ngôi sao này, chúng ta sẽ thấy hình dạng của một con chim thẳng cánh bay. Nếu mỗi con chim tượng trưng cho một năm, thì năm nào là năm thứ nhất? Nếu chúng ta hướng về phía đông bắc vào lúc mưa sao sa tháng bảy và đếm hết năm này sang năm khác, đến năm thứ 19, mặt trăng sẽ nằm ngay ở cái đuôi của con chim này. Nếu mỗi con chim với đuôi trăng tượng trưng cho một chu kỳ 19 năm, thì chu kỳ nào là chu kỳ thứ nhất.
Vai trống có sáu con thuyền. Mỗi con thuyền có năm người trang phục. Thuyền này là thuyền gì? Có phải chăng đây là những thuyền chiến được trang bị với cung nỏ, giáo mác, và dao găm. Nhưng tại sao chỉ có 6 con thuyền. Nếu chúng ta hướng về phía đông bắc vào lúc mưa sao sa tháng bảy và đếm hết chu kỳ này sang chu kỳ khác, đến chu kỳ thứ 18, chúng ta sẽ thấy một đuôi trăng và năm ngôi sao xếp thành một đường cong giống hình dạng của một con thuyền. Nếu mỗi con thuyền tượng trưng cho 18 chu kỳ hoặc 342 năm, thì con thuyền nào là con thuyền thứ nhất.
Thân trống có tám người trang phục. Bảy người quay mặt qua bên trái và một người quay mặt qua bên phải. Những người trang phục này là ai.
Còn tiếp.
Trong buổi thuyết trình ngày 14 tháng 10 năm 2007 tại Viện Việt Học, ngoài những chi tiết về "Chữ Việt cổ trong lòng Thăng Long," Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng còn giới thiệu tờ tạp chí National Geographic, tháng 3 năm 1971. Ở trang 337, có một tấm hình của một chiếc trống đồng. Trống này, hiện được trưng bày tại Viện Bảo tàng Guimet nước Pháp, trước đây được đặt tên là trống Moulié và bây giờ là trống Sông Đà vì Phó Sứ Moulié đã lấy trống này từ một gia đình người Mường, vùng Sông Đà, tỉnh Hòa Bình.
Trống Sông Đà được chia thành bốn phần: Mặt trống có một ngôi sao ở giữa với hai vòng hình vẽ bao bọc chung quanh. Vai trống có sáu con thuyền. Mỗi con thuyền có năm người trang phục. Thân trống có tám người trang phục. Bảy người quay mặt qua bên trái và một người quay mặt qua bên phải. Đế trống không có trang trí.
Ngôi sao mười bốn cánh ở giữa mặt trống Sông Đà giúp chúng ta đếm các ngày trong một tháng, theo hình dạng của mặt trăng. Ngày mồng một tới ngày mồng bảy và ngày mười rằm tới ngày ba mươi xuất hiện rất đều đặn. Ngày mồng tám tới ngày mười bốn thay đổi hàng tháng. Làm sao biết tháng nào ở vào thời điểm nào? Nếu chúng ta theo dõi các trăng tròn (ở điểm cao nhất) trong một năm, chúng ta sẽ thấy có một trăng tròn nghiêng rất xa về phía bắc và một trăng tròn nghiêng rất xa về phía nam. Nếu chúng ta chọn trăng tròn nghiêng rất xa về phía bắc là tháng mười hai, thì trăng tròn của tháng giêng sẽ bắt đầu nghiêng về phía nam. Nếu chúng ta chọn trăng tròn nghiêng rất xa về phía nam là tháng sáu, thì trăng tròn của tháng bảy sẽ bắt đầu nghiêng về phía bắc. Nếu chúng ta đếm hết tháng này sang tháng khác, chúng ta sẽ thấy cứ cách một vài năm mười hai tháng thì lại có một năm mười ba tháng. "Làm sao biết chính xác năm nào nhuận vào tháng nào?"
Vòng hình vẽ thứ nhất trên mặt trống Sông Đà có hai khuôn nhỏ với bảy người trang phục ở mỗi bên. Khuôn thứ nhất có ba hàng chữ. Những chữ này rất giống chữ Thái Đen ngày nay. Theo tài liệu của cuốn tự điển Tai Dam-English, "ꫜꪹꪡꪤꪱꪫꪎꪱꪅꪱꪫꪹ ꪷꪒꪉꪛꪱ" có thể chuyển qua chữ Latin "1 mưa chao sa khao đơng ba." Những chữ này tuy không có ý nghĩa gì trong tiếng Thái Đen hoặc tiếng Mường, nhưng nếu biến âm qua "1 mưa khao sa khả đông bắc" thì có nghĩa là "1 mưa sao sa phía đông bắc" trong tiếng Mường. Mưa sao sa hay mưa sao băng là những tia sáng bay ngang bầu trời giống như những ngôi sao từ trời sa xuống. Sau bao nhiêu năm chiêm nghiệm, người xưa đã phát hiện ra rằng, hầu như tháng nào cũng có mưa sao sa, nhưng chỉ có một mưa sao sa phía đông bắc mà xuất hiện rất đều đặn, rất lớn, và rất sáng, đó là mưa sao sa tháng bảy. Mưa sao sa này đã được dùng để điều chỉnh các tháng trong một năm. Nếu chúng ta đếm hết tháng bảy mà vẫn chưa thấy mưa sao sa, thì chúng ta phải thêm một tháng bảy nhuận, để cho ngày tháng và thời tiết phù hợp với nhau hơn.
Vòng hình vẽ thứ hai trên mặt trống Sông Đà có mười sáu con chim thẳng cánh bay và hai con chim từ từ đáp xuống, hầu như muốn ám chỉ một chu kỳ sắp hết. Chim này là chim gì? Có phải chăng đây là những con chim Lạc đã dẫn dắt ông bà chúng ta từ bờ biển Giang Nam đến miền Bắc Việt Nam hay là những "con cò bay lả bay la bay qua ruộng lúa bay về đồng xanh." Nhưng tại sao chỉ có 18 con. Nếu chúng ta hướng về phía đông bắc vào lúc mưa sao sa tháng bảy, chúng ta sẽ thấy 22 ngôi sao di chuyển từ phía đông qua phía tây. Nếu chúng ta lắp ráp 22 ngôi sao này, chúng ta sẽ thấy hình dạng của một con chim thẳng cánh bay. Nếu mỗi con chim tượng trưng cho một năm, thì năm nào là năm thứ nhất? Nếu chúng ta hướng về phía đông bắc vào lúc mưa sao sa tháng bảy và đếm hết năm này sang năm khác, đến năm thứ 19, mặt trăng sẽ nằm ngay ở cái đuôi của con chim này. Nếu mỗi con chim với đuôi trăng tượng trưng cho một chu kỳ 19 năm, thì chu kỳ nào là chu kỳ thứ nhất.
Vai trống có sáu con thuyền. Mỗi con thuyền có năm người trang phục. Thuyền này là thuyền gì? Có phải chăng đây là những thuyền chiến được trang bị với cung nỏ, giáo mác, và dao găm. Nhưng tại sao chỉ có 6 con thuyền. Nếu chúng ta hướng về phía đông bắc vào lúc mưa sao sa tháng bảy và đếm hết chu kỳ này sang chu kỳ khác, đến chu kỳ thứ 18, chúng ta sẽ thấy một đuôi trăng và năm ngôi sao xếp thành một đường cong giống hình dạng của một con thuyền. Nếu mỗi con thuyền tượng trưng cho 18 chu kỳ hoặc 342 năm, thì con thuyền nào là con thuyền thứ nhất.
Thân trống có tám người trang phục. Bảy người quay mặt qua bên trái và một người quay mặt qua bên phải. Những người trang phục này là ai.
Còn tiếp.